Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Chủ tịch Sang thực sự có bao nhiêu căn nhà?

Nhân vụ việc biệt thự ông Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ và bài viết "Biệt thự ông Truyền và ngôi nhà 51m2 của Chủ tịch Trương Tấn Sang", xin gửi đến bạn đọc bài viết phanh phui khối tài sản bất động sản của Chủ tịch Trương Tấn Sang:
Ngày 18/10/2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gây sốc khi phát biểu: “Khi thấy mình nhu nhược, thì tôi sẽ làm đơn xin nghỉ, thậm chí về quê, trả lại nhà cho đảng, nhà tôi nhỏ thôi, chỉ 51 mét vuông, khi về hưu tôi sẽ không lấy một mét đất nào”. Người dân và cử tri cả nước choáng váng về sự liêm khiết được chính bản thân Tư Sang tô vẽ: “một vị chủ tịch nước liêm khiết sống chui rúc trong một căn nhà 51m2 ?!”. Lẽ ra Tư Sang phải chín chắn hơn và trung thực khi phát biểu câu này, vì dù ông có giỏi che đậy đến bao nhiêu thì người dân đều biết hết, biết đến từng chi tiết nhỏ nhất.
ông Trương Tấn Sang
 Bất cứ ai sinh sống ở khu vực Thạch Thị Thanh, phường Tân Định đều biết ông Sang tối thiểu có 3 căn nhà và con trai ông – Trương Tấn Sơn có một công ty to đùng đều nằm trên đường Thạch Thị Thanh.

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Lê Lương Bình: "Chân dung Phó thủ tướng thứ nhất tự xưng - Nguyễn Xuân Phúc"

BBT nhận được lá thư sau ký tên ông Lê Lương Bình, nguyên cán bộ ngoại giao gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan báo chí với tiêu đề "Chân dung Phó thủ tướng thứ nhất tự xưng - Nguyễn Xuân Phúc". Xin trích nguyên văn đến quý bạn đọc:
Chân dung Phó thủ tướng "thứ nhất" Nguyễn Xuân Phúc

Người điều hành đội ngũ “âm binh ám sát tâm linh” cho Trương Tấn Sang

"Đệ nhất phu nhân" Mai Thị Hạnh
Trong Bộ Chính trị khoá X, Hồ Đức Việt, Phạm Quang Nghị và Trương Tấn Sang là ba người có “chuyên môn” sâu nhất về “đồng cốt”, biết và có năng lực sử dụng lực lượng âm binh mạnh nhất. Trước đó, do sai phương pháp và chủ quan, nên Hồ Đức Việt đã phải ôm hận khi bị Phạm Quang Nghị và thân phụ của Nghị là Phạm Quang Lợi – một “pháp sư đồng cốt” nổi danh đất Thanh Hoá, là bậc thầy về tâm linh sử dụng âm binh của mình loại khỏi cuộc đua vào BCT khóa XI trong trận chiến tâm linh tại Đàn Xã tắc.

Lộ rõ bộ mặt lưu manh của lãnh đạo Hà Nội

Cầu Nhật Tân – Cây cầu dự định mang tên “Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản”, công trình mà các lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương tự hào là công trình đi vay lớn nhất Đông Nam Á (hơn 1 tỉ USD kể cả GPMB trong đó gần 800 triệu USD vay của Nhật Bản) đang rơi vào thế bế tắc và ngày càng hé lộ những việc làm rất lưu manh, bỉ ổi, lật lọng, tráo trở của tập đoàn lãnh đạo hủ lậu tại Hà Nội.

Cố tình vi phạm pháp luật, ký 1 chữ thiệt hại hơn 10.000 tỉ

Mọi rắc rối bắt đầu từ việc chính quyền Hà Nội do mấy tên lưu manh lãnh đạo đã đặt lợi ích riêng lên trên lợi ích nhân dân và đất nước. Những tên này cố tình vi phạm pháp luật, làm trái quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, tự ý điều chỉnh quy hoạch cầu Nhật Tân. Ngày 8/8/2006, Thành ủy viên, Phó chủ tịch Đỗ Hoàng Ân ký văn bản số 3453/UBND-XDĐT với nội dung rõ ràng: “điều chỉnh phạm vi chiếmđất của nút giao đê Hữu Hồng (đầu phía nam cầu Nhật Tân) để không cắt vào khu đất… D1, D3 thuộc khu đấu giá quyền sử dụng đất”. Lưu ý rằng tên Ân và tập đoàn lãnh đạo Hà Nội có truyền thống và “phẩm chất” nắn quy hoạch để tư lợi (Hoàng Văn Nghiên, Nguyễn Quốc Triệu, Lê Quý Đôn, Nguyễn Thế Thảo, Vũ Hồng Khanh …).
Văn bản ”bẻ” quy hoạch do tên Phó Chủ tịch Đỗ Hoàng Ân ký:

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Điểm mặt những con sâu tay sai trong làng báo của Chủ tịch nước Trương

Để tấn công, bôi bẩn các đối thủ chính trị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiến hành mọi thủ đoạn, ngoài việc giao Đặng Thị Hoàng Yến qua Mỹ lập Quan làm báo, Tư Sang còn dùng kinh tài của chị em nhà này để lôi kéo nhiều con sâu trong làng báo để lũng đoạn truyền thông.
Chị em nhà họ Đặng luôn được Chủ tịch nước "chăm sóc" đặc biệt

Bộ mặt của Mai Thị Hạnh – vợ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Mai Thị Hạnh có nhan sắc thuộc hàng “ma chê quỷ hờn”, bình thường đã xấu lúc cười còn xấu hơn. Dù đeo chiếc đồng hồ vàng nạm kim cương Bvlgari Assioma giá trị hơn 50.000 USD và chiếc nhẫn kim cương to 5 cara nhưng vẫn xấu không thể cứu chữa

Vì sao Nguyễn Bá Thanh rớt Bộ Chính trị trong Hội nghị trung ương 7?

Việc ông “Vương Đình Huệ cơ hội” rớt là điều khỏi bàn, ông này từ thời làm Tổng kiểm toán Nhà nước đến khi trở thành Trưởng ban Kinh tế Trung ương (tháng 2/2013) chưa hề để lại bất kỳ dấu ấn hay sự đóng góp nào đáng kể, chỉ có phát ngôn về xăng dầu nghe rất hay, được nhân dân chờ đợi nhưng cuối cùng cũng chỉ là trò “đánh trống bỏ dùi”, từ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đến toàn bộ dân xứ Nghệ không ai không biết và căm ghét bản tính cơ hội của Vương Đình Huệ, bài viết này chủ yếu bàn về nguyên nhân tại sao ông Nguyễn Bá Thanh, một người đang được kỳ vọng chắc chắn sẽ vào Bộ Chính trị đợt này lại bị rớt một cách đau đớn.

Mọi con đường đều dẫn về Trương Tấn Sang

Bộ Chính trị, Ban chấp hành TW từ Khóa IX, X và XI không có nhân vật nào có các "hoạt động cách mạng" mạnh mẽ, quyết liệt và hết sức liều lĩnh như Trương Tấn Sang, nếu nghiên cứu một cách nghiêm túc và đầy đủ chúng ta có thể thấy một điều hết sức kỳ lạ là rất nhiều tội phạm, nghi phạm liên quan đến tội lật đổ chế độ, lật đổ nhà nước, xã hội đen, gái gú… trong nhiều năm qua đều có chung một đặc điểm là đều liên quan đến đương kim Ủy viên Bộ Chính Trị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Tham nhũng 3.000 tỉ thời BT Thành ủy Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa bị xử lý?

Ông Nguyễn Phú Trọng
(nguyên Bí thư TU.HN)
Ngày 1-2/3/2012, tại Hà Nội, Tổng Cục Thuế đã tổ chức “Hội nghị chuyên đề về chống thất thu và nợ đọng thuế” do Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn chủ trì. Ông Tuấn nhấn mạnh ngay tại đầu buổi hội nghị: “Liệu có chuyện chúng ta làm quyết liệt với dự án 2-3 nghìn m2 nhưng chưa dám làm vậy với cái 300 ha, có đúng vậy không?” và “xướng tên” trực tiếp một dự án bất động sản cực lớn ngay tại Hà Nội: CIPUTRA!!! - “Ciputra, Khu đô thị đẹp nhất Hà Nội, giá lúc đỉnh cao lên đến 200-250 triệu đồng/m2, báo chí đã từng nêu con số thất thu thuế tại dự án này lên tới 3.000 tỷ đồng”. Bộ Tài chính sau đó cũng yêu cầu các cơ quan chức năng sớm điều tra, truy cứu trách nhiệm cá nhân, kể cả các cá nhân hiện đang giữ các vị trí quan trọng như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội), tác nhân chính gây nên vụ trốn thuế lớn nhất lịch sử Việt Nam.
Quang cảnh hội nghị
Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Tuy nhiên, sau hội nghị ấy, mọi chuyện đã bị chìm xuồng, cho đến hơn 1 năm sau, việc xin cấp sổ đỏ của hàng nghìn biệt thự tại khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra) đẹp bậc nhất Thủ đô, bởi đất CIPUTRA thuê có thời hạn 50 năm lại bị cố tình áp sai thuế một cách nghiêm trọng. Việc này khiến Liên ngành Thành phố gồm Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường và Cục thuế Hà Nội buộc phải xới lại vấn đề này và đi đến quyết định đề nghị UBND TP. Hà Nội sung thu 1.400 tỷ đồng tiền sử dụng đất đối với dự án Ciputra trong số hơn 3.000 tỷ đồng thất thoát. Chỉ tính riêng phần lãi suất của con số này hơn 10 năm qua đã khiến nhiều đại gia phải thèm thuồng. Vậy nguyên nhân do đâu?

Ông Hoàng Văn Nghiên
Nhằm giúp doanh nghiệp trốn mức thuế sắp áp dụng từ đầu năm 2005, ngày 14/12/2004, Hoàng Văn Nghiên (Nguyên Chủ tịch UBND TP) đã xách va ly 1 triệu mỹ kim đến nhà riêng Bí thư Thành ủy Nguyễn Phú Trọng để xin “ý kiến” về việc ưu tiên cho CIPUTRA nộp thuế theo mức “đặc cách” và dĩ nhiên được Bí thư Thành ủy Nguyễn Phú Trọng bật đèn xanh. Quyết định do ông Nghiên ban hành theo chỉ đạo của ông Trọng đã khiến nhà nước thiệt hại trên 3.000 tỉ đồng, chưa biết 2 ông ăn chia như thế nào nhưng ngoài vụ 3.000 tỉ thì ông Nghiên còn được ông Trọng đồng ý cấp một căn biệt thự (đến giờ vẫn chưa thu hồi được) và ông này đã từng chễm chệ trên chiếc xe 5 tỷ đồng (tương đương với 5.000 con trâu thời ấy), khi sự việc “đi xe 5 tỷ” bị dư luận lên án, để bảo vệ nội bộ, truyền thông trong nước phải thanh minh thanh nga là “xe phục vụ công tác đối ngoại của Hà Nội”.

Phương pháp ông Nghiên, ông Trọng “tính giúp Ciputra” đã đem lại siêu lợi nhuận cho nhà đầu tư bất động sản CIPUTRA. Chưa hết, để dựng bình phong che giấu tiêu cực, CIPUTRA đã biếu không hàng chục biệt thự triệu đô cho “các gia đình chính sáchNguyễn Phú Trọng, Hoàng Văn Nghiên và sau này là Phạm Quang Nghị “nấp” dưới nhiều tên tuổi khác nhau nhằm quyết liệt chỉ đạo Thanh tra Chính phủ “làm êm”. 

Ciputra Ha Noi Mall từ thời Bí thư TU.HN Nguyễn Phú Trọng
đến thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn là 1 đống sắt phơi nắng chỉa lên trời như thế này đây
!
Mặc dù được Bí thư TU.HN Nguyễn Phú Trong "ưu ái" nhưng với kiểu kinh doanh chụp giật, hiện nay liên doanh bất động sản kinh doanh khu đô thị CIPUTRA đứng trước bờ vực phá sản, hàng trăm héc ta đất vàng không sử dụng cả chục năm, khu mua sắm Ciputra Ha Noi Mall khổng lồ đang bị hoang phế là minh chứng cho sự lãng phí, tiêu cực khủng khiếp dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng.

 Sau khi bị tên phản trắc số 1 miền Trung - UV.BCT Nguyễn Xuân Phúc “tố trước công luận”, lại trượt Bộ Chính trị tại Hội nghị trung ương 7, liệu Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh sẽ bỏ qua cho người “đồng bệnh tương liên” này hay sẽ xử lý “hốt liền, không cần nói nhiều” nguyên Bí thư TU.HN Nguyễn Phú Trọng???
3.000 tỷ đồng sai phạm và hơn 10 năm lãng phí khủng khiếp hàng trăm hecta đất vàng. Liệu ông Nguyễn Phú Trọng còn đủ tư cách làm Tổng Bí thư và Đứng đầu Ban chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng!??
Tổng hợp từ nhiều nguồn

(TSNH)

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Khi Phó Thủ tướng đập vào mặt Thành ủy Hà Nội

B
Vẫn nhăn nhở với nhau trước bức tranh xám xịt của Thủ đô
Thực tế đã và đang cho thấy: sau Luật Thủ đô, Quyền và Tiền tập trung vào Hà Nội ngày càng lớn. Đổi lại: chỉ số cạnh tranh Hà Nội ngày càng thấp. Bức tranh kinh tế xã hội Thủ đô xấu đi từng ngày. Bộ mặt Thủ đô ngày càng nhếch nhác. Công tác quản lý nhà nước bộc lộ đầy tiêu cực. Nhân dân Thủ đô và cả nước đang đặt câu hỏi lớn về sự nghiêm túc, trách nhiệm và năng lực của đồng chí đứng đầu Đảng bộ Thủ đô – đảng bộ với gần 40 vạn đảng viên.
Tại Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết TW4 mới đây, đồng chí Bí thư Phạm Quang Nghị thay mặt Đảng bộ Hà Nội với gần 400.000 Đảng viên rất “lạc quan”: đợt sinh hoạt chính trị vừa qua (phê và tự phê) đã thực sự tạo bước chuyển mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên tại Thủ đô. Lần này, Hà Nội đã khắc phục được tình trạng làm sai, khuyết điểm không ai chịu, mà nhờ tinh thần đấu tranh, phê bình và tự phê bình nghiêm túc trong Đảng nên đã chỉ ra được cụ thể sai phạm ở đâu, nguyên nhân và hướng khắc phục như thế nào.
Kế đó, Ban chấp hành đảng bộ HN rầm rộ triển khai tiếp Nghị quyết TW4 với 5 nhóm giải pháp. Giao thông được “ưu tiên” không đưa vào nhóm giải pháp vì công tác giao thông dưới sự chỉ đạo và lãnh đạo trực tiếp của các đồng chí Khôi “nghẹo” (Phó Chủ tịch TP phụ trách giao thông), Chung “con” (Giám đốc CA), Hùng “gấu”, Linh “còi” (Giám đốc và Phó Giám đốc Sở GTVT) được báo cáo là thực hiện quá tốt, đã tạo được phấn khởi và tin tưởng trong các tầng lớp nhân dân. Giao ban báo chí lần nào cũng vậy, khi bị phóng viên truy thì các đồng chí trên lại đồng thanh ca khúc ca: chúng tôi làm dưới sự chỉ đạo của Thành ủy – ý là các anh có dám chơi cái đồng chí đứng đầu không.
Đồng chí Nghị “nổ” cũng gớm. Đồng chí nhận xung phong đi đầu cả nước về lấy phiếu tín nhiệm cán bộ lãnh đạo do HĐND thành phố bầu. Kết quả toàn bộ số cán bộ này đều được tín nhiệm gần 100%. Trên đà thắng lợi, đồng chí nổ tiếp là tới đây sẽ lấy phiếu tín nhiệm cả Bí thư Thành ủy. Đến chỗ này thì trẻ con cũng biết tỏng số phiếu của Bí thư sẽ là bao nhiêu.
Ấy vậy mà khi chủ trì Hội nghị toàn quốc về ATGT hôm 29/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc buộc phải bày tỏ bức xúc: “Tôi thấy, không có thành phố nào có tình trạng giao thông như Hà Nội, làm xấu hình ảnh Thủ đô… Tôi sẽ kết luận Sở GTVT và Công an Hà Nội “bảo kê” cho các doanh nghiệp (DN) vận tải …”.
Thực ra, không phải chờ tới lúc đồng chí Phúc bức xúc thì câu chuyện giao thông Hà Nội mới bung bét như thế. Ai mà chẳng biết Hà Nội, gần chục năm qua, được rót hàng trăm nghìn tỉ mỗi năm cho giao thông. Với tầm nhìn rất ngắn hạn, tủn ngủn, vụn vặt nên Hà Nội không tránh khỏi việc cầu vừa xây nghìn tỉ lại phá đi. Loay hoay tổ chức giao thông, hết bịt lại ngăn ngã tư rồi phân làn tùm lum … chỉ thấy tốn tiền tỉ của dân mà không đem lại hiệu quả. Đi lại, trật tự đô thị thì lộn xộn. Ngay sát cây cầu tỉ đô-la đang thi công (cầu Nhật Tân) mà chính quyền bảo kê cho cát tặc hút cát sát chân cầu khiến cây cầu này có nguy cơ bị đổ (chúng tôi sẽ đăng bài chi tiết vụ này). Vừa qua, báo trí đã khui vụ Sở GTVT thu 800 triệu/đầu xe khách nếu muốn có chỗ tại các bến xe ở Hà Nội đã cho thấy mọi đánh giá “lạc quan” của đồng chí Phạm Quang Nghị là không đúng. Do đó, 5 nhóm giải pháp mà đồng chí đưa ra để đẩy Thủ đô Hà Nội đi lên thì đều chệch hướng.
Thực tế đã và đang cho thấy: sau Luật Thủ đô, Quyền và Tiền tập trung vào Hà Nội ngày càng lớn. Đổi lại: chỉ số cạnh tranh Hà Nội ngày càng thấp. Bức tranh kinh tế xã hội Thủ đô xấu đi từng ngày. Bộ mặt Thủ đô ngày càng nhếch nhác. Công tác quản lý nhà nước bộc lộ đầy tiêu cực. Nhân dân Thủ đô và cả nước đang đặt câu hỏi lớn về sự nghiêm túc, trách nhiệm và năng lực của đồng chí đứng đầu Đảng bộ Thủ đô – đảng bộ với gần 40 vạn đảng viên.

Cầu Nhật Tân    

Ứng cử viên Tổng Bí thư bắt đầu “dân vận”

Mới đây, nhân thảo luận sửa đổi Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, đ/c Phạm Quang Nghị (Ủy viên BCT, Bí thư HN, ứng cử viên số 1 kế nhiệm cụ Trọng) đã tranh thủ lồng ghép nội dung “dân vận”. Phục vụ ý đồ này, đồng chí khai quật một di chỉ khảo cổ có niên đại từ hồi làm Bộ trưởng Văn hóa Thông tin: một lần đồng chí Đỗ Mười đến dự hội nghị cùng với tôi, có người đến định gắn hoa vào ngực thì đồng chí Đỗ Mười kiên quyết không cho gắn. Đồng chí nói với tôi: “Chú Nghị ạ, làm như vậy không được cái gì cả, mà lãng phí lắm”. Học tập đồng chí Đỗ Mười, tôi yêu cầu từ đó tổ chức các hội nghị, mit tinh không được gắn hoa lên ngực nữa. Mỗi cái hội nghị hàng nghìn người, mỗi bông hoa vài nghìn đồng, gắn vào ngực chẳng để làm gì mà lại làm ô nhiễm môi trường. Đừng phung phí tiền của dân vào những việc không cần thiết… Đấy cũng thuộc về đạo đức, văn hóa”.
Thủ pháp và văn phong rất tuyên giáo đã rõ rồi. Còn cốt truyện thì phải gắn với “các cụ” mới có sức thuyết phục cao. Thử nhìn vào một số “công trình nhỏ, ý nghĩa lớn” của đồng chí Nghị để xem lời nói và việc làm của đ/c ra sao. Còn nhớ, trước đây Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng than: “nhiều đồng chí nói về đạo đức Hồ Chí Minh thì rất hay, song việc làm thì không được như vậy”.
Nghi000
Bây giờ, đ/c Nghị không chơi hoa trên ngực nữa mà đồng chí cho gắn bông hoa to tướng vào cán xẻng xúc đất để khác người (Hồ Quang Lợi – Trưởng Ban Tuyên Giáo, Nguyễn Thị Bích Ngọc – tức Ngọc “bệu” Phó Chủ tịch) cùng một dàn các cháu xinh đẹp tuổi teen bên cạnh. Người ta còn phải dựng tán ô lớn để che cho đồng chí kẻo nắng mưa làm nhọc đến ngọc thể. Đi xúc đất trồng cây gì mà giày Tây bóng lộn thế kia? Đất cũng thơm lây vì vinh dự được đổ lên thảm đỏ. Xẻng xúc đất cũng phải kén loại “hàng hiệu” mạ sáng chóe màu vàng.
Nghi0000
Một lần “tâm linh” với cụ Phiêu và Thượng tá công an Hoàng Công Khôi (bí thư Hoàn Kiếm – đồng hương), đằng sau là tỉ phú Lê Văn Tam cùng các đại gia Hoa Thanh Quế – quê Thanh Hóa giữa rừng gươm đao, tiết việt, lọng kiệu. Nên nhớ, nén hương đ/c Nghị cầm trong tay cũng là loại “siêu trường, siêu trọng” nhé.
Xe2
Cái gì trên ngực Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Khôi đây?

Cầu Nhật Tân

Chân dung ông Phạm Quang Nghị, ứng viên Tổng bí thư

Ông Phạm Quang Nghị được ông Nguyễn Phú Trọng chọn làm người “kế thừa” chức danh Bí thư Hà Nội năm 2006 khi ông Trọng “trúng cử” Chủ tịch Quốc hội.
Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội: "Thiên tai thì không tính trước được!"

Nhắc đến ông Nghị, người dân vẫn nhớ mãi câu phát ngôn nổi tiếng của ông sau 02 năm nắm quyền bí thư, đợt lũ lịch sử vào Hà Nội cuối tháng 10/2008: “Thiên tai thì không tính trước được!” và: 

Vâng, theo ông, người dân cứ còng lưng đóng thuế, còn chính quyền Hà Nội thì “sống chết mặc bay”. Trong đợt lũ lịch sử ấy, người dân đã chống chọi hết sức mình trong mưa lũ. Hơn 20 người đã chết, hàng triệu người dân bị kẹt trong lũ ngay giữa thủ đô vì một hệ thống hạ tầng yếu kém, vì khả năng dự báo chưa tốt, vì phản ứng lúng túng trong ngày đầu tiên... Chính vì sự bất bình của nhân dân đang gồng mình chống lũ và trước sức ép dư luận, ông đã buộc phải đưa ra lời “xin lỗi” hết sức giả tạo ngay sau đó vài ngày: “Tôi thực sự lấy làm tiếc và muốn chân thành xin lỗi bạn đọc, xin lỗi mọi người”.

Em ơi Hà lội phố lúc 13:58 ngày 31 tháng 10, 2008

Sau câu xin lỗi ấy, mọi việc lại đâu vào đấy trong công cuộc cải cách chính quyền Hà Nội của ông Nghị, sau suốt 7 năm “trị vì” Hà Nội tình hình giao thông, hạ tầng đô thị vẫn chưa có thay đổi gì, nếu không muốn nói là ngày càng tệ hại, mỗi đợt mưa lớn, lũ về là người dân Hà thành lại điêu đứng. Giới văn nghệ sĩ đã sáng tác hẳn một bài hát mà nay đã trở thành “bất hủ”: Em ơi, Hà Lội phố, có đoạn: “Hà Nội mùa này phố cũng như sông. Cái rét đầu đông, chân em ngâm nhăn trong nước lạnh. Hoa sữa thôi rơi, em tôi bơi cả chiều trên phố. Đường Cổ Ngư xưa, ngập tràn nước sông Hồng...”. 

Từ ngày lên Bí thư Hà nội, suốt 7 năm trường, ông Nghị đã làm được gì cho người dân?

1. Ông Nghị luôn đưa ra chính sách hô hào quyết tâm, có lẽ là ông nhiễm cùng loại “bệnh” cơ hội, giáo điều, tiêu cực với người tiền nhiệm và đang nâng đỡ ông là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Các biện pháp cụ thể thì chẳng thấy đâu, mà chỉ thấy ông đưa vài chuyện vụn vặt vào nghị quyết suông của Đảng thành phố rồi suốt ngày hô hào.

2.  Khi mới lên nắm quyền, ông đã thị uy bằng cách “cắt ngọn” vài căn nhà lô nhô, sau ngần ấy năm nắm quyền, “ngọn” càng lúc càng nhiều và đã mọc thành rừng, năm sau cao hơn năm trước. Việc xây dựng và quản lý đô thị ngày càng lem nhem, khuôn viên, không gian công cộng ngày càng teo tóp, nhà không phép mọc công khai nhan nhản, quỹ đất đô thị sử dụng bừa bãi, phí phạm, phá nát quy hoạch Hà Nội.

- Nguyễn Quốc Hùng (bí danh Hùng “gấu”), đàn em cứng cựa của ông Nghị nhờ “thành tích” mua tặng ông nhiều mảnh đất vàng khi ông còn làm Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, đã được ông Nghị cất nhắc từ Phó chủ tịch Quận Hai Bà Trưng lên làm Giám đốc sở Giao thông Vận tải. 

Ông Hùng là một người không có chuyên môn về giao thông nhưng lại được ông Nghị “xé rào”, qua mặt cả văn bản quy định “Chức vụ Giám đốc các Sở GTVT phải có chuyên ngành về giao thông” của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Công việc thực tế của ông Nguyễn Quốc Hùng hiện nay là “bao sân” toàn bộ các dự án giao thông, công trình đô thị của Hà Nội để “hứng và rải” dự án, phục vụ “gom vốn” cho đàn anh Phạm Quang Nghị. 

Không ngạc nhiên khi quy hoạch thủ đô tủn mủn, manh múng, chắp vá, khi dư luận lên tiếng, ông Nghị tiếp tục hô hào suông về việc giải quyết nguyện vọng của người dân, nhưng rồi sau đó tiếp tục chỉ đạo cho toàn bộ hệ thống chính trị Hà Nội vào cuộc để cướp đất dân nghèo. Thậm chí, ông còn thuyết phục ông Phùng Quang Thanh: “các đồng chí cần xác định quyết tâm, huy động lực lượng... chúng ta không cần quá cầu toàn...” trong việc đưa cả quân đội vào “công tác” cưỡng chế, cướp đất của dân. 

Trong khi đó, Hà Nội là nơi ngốn một nửa ngân sách xây dựng cơ bản của cả nước, hàng vạn công trình được ông Nghị chỉ đạo Hùng “gấu” thực hiện đã nướng ngân sách một cách cực kỳ lãng phí, đơn cử là những cây cầu có ngân sách hàng nghìn tỷ vừa xây đã đập để xây lại cho “bề thế” hơn. Có ai thử nhìn lại các công trình kỷ niệm “1000 năm Thăng Long - Hà Nội”? mấy chục nghìn tỷ đã được ông Nghị mạnh tay vung vãi, có ai thống kê được bao nhiêu công trình còn sử dụng được? bao nhiêu công trình đắp chiếu? và bao nhiêu ngân sách sử dụng không đúng mục đích rơi ngược vào túi riêng của ông Nghị, ông Hùng và không thể thiếu phần ông Trọng? Hùng “gấu” được các Ủy viên Trung ương biết đến từ thành tích cùng tướng Nhanh (Nguyên GĐ CA Hà Nội) đã “bắt tại trận” cuộc cúng tế tại đàn xã tắc của gia đình ông Hồ Đức Việt khiến ông Việt bị văng vách khỏi Đại hội 10 và vừa qua đời trong sự uất nghẹn.
Ông Nguyễn Quốc Hùng (Hùng “gấu”) - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội
3. Cũng từ thời ông Phạm Quang Nghị, Hà Nội đã ngốn nhiều nghìn tỷ của nhà nước cho công tác “hành là chính”, khiến chỉ số cạnh tranh của Hà Nội liên tục xuống hạng như truyền thông đã lên tiếng trong thời gian qua. Việc ông Nghị tin tưởng vào tâm linh khiến cấp dưới cũng chạy theo không ngừng nghỉ, nạn mê tín dị đoan nổi lên ngay trong Thành ủy, Đảng ủy các cấp, hội hè, lễ lạt công khai dùng xe công đi cúng bái. Cũng chỉ riêng dưới thời ông Nghị mới có nạn ăn bớt vacine của trẻ em tại Phòng tiêm chủng của Sở y tế Hà Nội.

4. Và cuối cùng không thể không nhắc tới nạn chạy quyền chạy chức đã thành căn bệnh trầm kha không thể cứu chữa tại Hà Nội. Ông Nghị chính là tác giả của các trò “luân chuyển cán bộ”, thực chất là chạy chức chạy quyền, thời ông Trọng thì chỉ chạy 1 lần, đến thời ông Nghị thì phải chạy hàng năm, hàng quý. Đại biểu HĐND đã nhiều lần lên án về tệ nạn này tại Hà Nội nhưng rồi đâu lại vào đấy, thậm chí khi bị dư luận phanh phui, ông Nghị đáp tỉnh như ruồi: Hà Nội có bôi cũng không trơn, ý ông là dù Hà Nội có sai phạm thì toàn do cấp dưới, còn riêng ông thì “miễn liên quan” dù các nhân sự cấp cao của Hà Nội đều do ông sắp đặt thông qua cô thầy cúng tên Cúc (là người đã tham mưu cho ông Nghị trong trận chiến tâm linh tiêu diệt dân Nghệ An và đưa người đồng hương Thanh Hóa vào BCT). Tài sản “cô” Cúc mang lại cho ông Nghị từ các khoản “mỡ nhờn” được quy đổi thành những căn biệt thự nhan nhản khắp nơi mà cô đứng tên thay.

Điểm qua sơ lược như vậy để quần chúng nhân dân có thể đánh giá các “thành tích” của ông Phạm Quang Nghị và nhóm lợi ích đã làm cho người dân Thủ đô. Ấy thế mà, trong công tác kiểm điểm theo Nghị quyết TW4, Hà Nội làm rất rầm rộ và cuối cùng thì đạt danh hiệu “Đảng bộ Hà Nội vững mạnh, trong sạch”, và kết quả ngụy trang này được ông Nghị quảng bá rầm rộ để đánh bóng tên tuổi.

Tới Hội nghị Trung ương 8, khi ông Trọng bị ngay chính các UVTW đang lên án, có dấu hiệu bị lú lẫn, mất trí, thì ông Nghị lại là vị Ủy viên tích cực nhất trong công tác “rỉ tai”, hạ uy tín “ân nhân” dù trước đó chính ông Trọng là người đã tuyên bố ông Phạm Quang Nghị là người “hội đủ điều kiện” để kế nhiệm chức vụ Tổng bí thư trong nhiệm kỳ tới. Theo nguồn tin riêng đã kiểm chứng, hiện nay phe Thanh Hóa vốn nổi tiếng với các chiêu trò “bè phái địa phương” đang tăng cường công tác lót đường cho ông Nghị lên chức Tổng Bí thư dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ông Lê Khả Phiêu, một kẻ cơ hội vốn nổi tiếng “theo đóm ăn tàn”.

Phe Thanh Hóa trong đó có ông Phiêu, ông Khôi (Thượng tá, Bí thư Hoàn Kiếm), sân sau tỉ phú Lê Văn Tam cùng nhiều đại gia “Hoa Thanh Quế” khác.

 Người Hà Nội

Phạm Quang Nghị lại đánh bóng uy tín đua vào ghế Tổng Bí thư?

Sáng 21/5/2013, đ/c Phạm Quang Nghị – Ủy viên BCT, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã “vi hành” tới TX Sơn Tây và làng cổ Đường Lâm ngay từ rất sớm. Gọi là vi hành chứ thực chất lịch làm việc đã được các cấp ủy đảng chính quyền chuẩn bị chu đáo từ hàng tháng trước. Mặc dù mới sáng sớm mà quan chức, ban bệ đã vượt 40km đi từ Hà Nội lên túc trực đầy đủ để đón Ngài (người ta vẫn quen nói từ Hà Nội lên). Ngày thường á? Đố anh dân Sơn Tây nào tìm được bí thư với chủ tịch trước 9h sáng tại nhiệm sở. Đặc biệt, đồng chí Nghị đã được Ban Tuyên giáo bố trí cho một dàn phóng viên loại “tuyển’ đi theo làm công tác tạo dư luận.
Vừa chạm chân tới Sơn Tây, Bí thư Nghị được Chủ tịch thị xã Đặng Vũ Nhật Thăng chủ trì “phím” ngay vào “vi hành” nhà đ/c Thể, một cơ sở cốt cán. Đồng chí “cơ sở” này vừa phải ký nhận 1 tỉ đồng (trên giấy tờ) để trùng tu nhà mình. Khoản thực lĩnh chỉ tròm trèm có 200 triệu. Có còn hơn không, đồng chí bộc bạch.
nghi2
Đ/c Thể (cán bộ cơ sở), người dân duy nhất, lọt thỏm giữa một rừng cán bộ, phóng viên. Đặng Vũ Nhật Thăng (đeo đồng hồ) luôn đứng cạnh Bí thư Nghị nhằm kịp thời uốn nắn nếu “dân” lỡ miệng.
Mà Đặng Vũ Nhật Thăng là ai? Dân khu vực cầu Nhật Tân quá nhẵn mặt. Với cương vị TGĐ Ban Tả ngạn (được giao trách nhiệm đền bù), đ/c Thăng ăn bớt của dân từng mét vuông đền bù. Đ/c còn có sáng kiến biến toàn bộ tích mương máng, bờ vùng bờ thửa thành đất ruộng để hợp thức hóa việc ăn tiền đền bù đất nông nghiệp dự án cầu Nhật Tân. Trước khi về Ban Tả ngạn, đ/c này đã từng bị kỷ luật tại quận Long Biên. Bê bối như vậy mà hồi tháng 6/2012, đồng chí Thăng lại được Bí thư Thành ủy “ưu tiên” cho luân chuyển đi làm Chủ tịch Sơn Tây. Cái vé luân chuyển này của đ/c Thăng, theo giới thạo tin, khá là “lục tốn” nhưng đáng đồng tiền bát gạo vì mỗi năm riêng kinh phí tu bổ công trình văn hóa cũng lên đến vài trăm tỉ. Đó là chưa tính các khoản thu riêng như vé tham quan, các loại phí. Ngay trong chuyến “vi hành”, Bí thư Nghị tuyên bố về Hà Nội sẽ rót ngay tiếp 500 tỉ cho đ/c Thăng tiêu.
Hiện, Đặng Vũ Nhật Thăng đang mai phục ghế Bí thư Hoàn Kiếm của Thượng tá Công an Hoàng Công Khôi.
Nghe tin có vị cán bộ lãnh đạo Thành ủy “vi hành” xuống tận Đường Lâm, dân làng ào ào xô tới muốn gặp để bày tỏ bức xúc thì đ/c Thăng đã chỉ đạo đoàn xe “vi hành” rầm rộ khẩn trương chuyển bánh về UBND thị xã để đảm bảo lịch công tác của Bí thư. Thế là Bí thư uổng bao công sức, nhọc đến thánh thể, mà không được gặp con dân. Thôi cũng được, có gì cần nói với dân thì sau này đám phóng viên “tuyển” sẽ được Ban Tuyên giáo định hướng để lựa lời nói giúp.
Cũng giống hồi “cắt ngọn” (lúc đ/c Nghị mới về Hà Nội, chọn mấy cái nhà cao tầng để phá), lần này qua báo chí (nhớ là qua báo chí nhá), đ/c “xin lỗi” nhân dân rồi hô hào đao to búa lớn rằng phàm là cán bộ phải sát dân, phải sáng suốt, công tâm, phải bản lĩnh, trí tuệ, biết lắng nghe, v.v. Tại trụ sở UBND TX Sơn Tây, hơn 200 cán bộ Đảng & chính quyền ngồi dưới như uống từng lời đ/c Bí thư dạy bảo, vâng dạ rối rít trong cơn cực khoái vì sắp có 500 tỉ để tiêu tiếp vào vụ làng cổ Đường Lâm.
Ngay lập tức, báo chí đỏ choét tin tức nâng bi đồng chí Bí thư Thành ủy. Nào là vi hành, đi sâu đi sát xuống dân, lại còn xin lỗi dân nữa mới rưng rưng cảm động chứ. Đồng chí mang tác phong của ông Cụ ngày xưa, (ghê chưa?), lại có dáng dấp của một nhà lãnh đạo mới, nổi lên như một ngôi sao sáng giữa lúc các ngôi sao cạnh tranh khác đang lu mờ. Chắc chắn đồng chí sẽ càng sáng hơn sau đợt bỏ phiếu tín nhiệm tại QH tới đây vì nhiều đồng chí khác trong cái mớ “49 chức danh chủ chốt” sẽ bị đánh tơi bời. Đặc biệt, đợt thực hiện Nghị quyết TW4 phê và tự phê, Hà Nội dẫn đầu cả nước làm rất tốt, theo lời nhận xét của Tổng Bí thư lúc đề cử đ/c Nghị vào diện quy hoạch lãnh đạo chủ chốt của Đảng.
Cầu Nhật Tân 

Đơn tố cáo: Ông Trương Tấn Sang là người thế nào?

Kính gửi:    - Đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
                     - Và các đ/c trong Bộ Chính trị
Tôi là một đảng viên trung kiên, trước đại hội đảng toàn quốc, tôi 2 lần gửi thư đến các đ/c Bộ chính trị (ngày 24/4 và 25/6/2010), gửi qua đường bưu điện nhưng xem ra thư bị ỉm đi. Nay thấy tình thế đất nước lộn xộn, có kẻ thân tàu đã cố tình làm nát nội bộ nên tôi phải nhờ mạng “chủ quyền biển đông Việt Nam” mà tôi tin tưởng để chuyển đến các  đ/c những suy nghĩ, đề xuất của cá nhân tôi. Tôi thấy đ/c Tổng bí thư đã nói rất thẳng trước hội nghị TW, tôi tin rằng đ/c sẽ nghe tôi nói thẳng. Tôi muốn nói về bản chất Trương Tấn Sang.
Tham vọng Trương Tấn Sang
Có thể đ/c sẽ nói rằng đ/c Trương Tấn Sang là người trong sạch, đạo đức có phải vậy không ?
Những điều tôi nói ra đây là chắt lọc từ nhiều đ/c, có đ/c đã ở vị trí tứ trụ triều đình, có đ/c nguyên là Bộ Chính Trị, nguyên Uỷ Viên Trung Ương, tướng lĩnh và lão thành cách mạng…
Về Trương Tấn Sang: đ/c nhớ rằng anh Sang làm Bí thư Thành uỷ Tp. Hồ Chí Minh (1997-1999) chỉ mới 2 năm nhưng sai phạm nhiều việc, bị tố cáo cụ thể nên Trung Ương phải rút ra Hà Nội để kiểm điểm, mà lớn nhất là liên quan đến vụ Năm Cam đầy tội ác và vụ bao che cho người Hoa (khi anh Sang làm Chủ tịch thành phố) để nhận tiền vàng. Anh Sang luôn tỏ ra trong sạch, không nhận nhà lớn, ở một căn nhà nhỏ, nhưng tiền vàng thì nhiều hết chỗ nói, bị mất chức Bí thư đưa ra Hà Nội mọi người nghĩ rằng Trương Tấn Sang sẽ bị kỷ luật, đưa ra khỏi Bộ Chính Trị nhưng rồi đ/c Tổng Bí thư bao che, đ/c còn vận động cả Trung Quốc bao che cho Trương Tấn Sang nên chỉ bị khiển trách rồi sau đó lên chức.
Tổng bí thư cũng đã nhận được tố cáo của vợ chồng chị Hồng – Giám đốc Công ty Xuất Nhập Khẩu Quận 3 tố cáo hành vi thiếu đạo đức của Trương Tấn Sang, một Bí thư Thành uỷ ép một giám đốc nữ phải ngủ với mình, đi Singapore để cung phụng và làm gái bao qua đêm cho mình, người ta không chịu thì ra lệnh công an bắt bỏ tù. Vi phạm đạo đức như vậy mà vẫn bảo vệ là cái lẽ gì ?
Đó chỉ là vài chuyện không thể nào quên khi Trương Tấn Sang còn ở thành phố. Còn bây giờ thì sao? Trương Tấn Sang luôn có bộ máy bao vây chính phủ. Điều này đã có từ thời đ/c Phan Văn Khải làm Thủ tướng, càng về sau càng rõ hơn. Đặc biệt hai năm 2009 và 2010 sắp tới đại hội nên Trương Tấn Sang chỉ đạo tấn công toàn diện. Tôi dùng chữ toàn diện ở đây để nói rằng việc tấn công Thủ tướng là có kế hoạch, có mưu mô, có tổ chức. Anh Sang dùng cả bàn tay địch, cả loại trí thức bất mãn, dùng cả công luận và công cụ của đảng để đánh Thủ tướng. Để làm gì? Rõ ràng là để lật đổ và giành ghế. Có đúng không đ/c Tổng Bí thư? Nguyễn Hữu Hiền một phần tử tha hoá đã kết nối Trương Tấn Sang với bọn phản động Trần  Huỳnh Duy Thức. Trương Tấn Sang đã yêu cầu bằng văn bản đưa Nguyễn Hữu Hiền làm Cục trưởng Bộ Bưu Chính Viễn Thông để phụ trách các đề án lớn của ngân hàng thế giới (WB). Trương Tấn Sang có ý đồ gì và trách nhiệm như thế nào trước việc làm này? Nguyễn Hữu Hiền và bọn phản động từng nói: “Trương Tấn Sang là Boris Yeltsin của Việt Nam”, “là minh chủ của thời đại”. Cần kiểm điểm làm rõ quan hệ Trương Tấn Sang với Nguyễn Hữu Hiền và nhóm phản động Trần Huỳnh Duy Thức, việc này rất quan trọng.
Một việc trong hàng loạt việc Trương Tấn Sang lập ra để đánh Thủ tướng, đánh chính phủ là vụ Vinashin. Đ/c nghĩ lại xem vì sao lại cho kiểm tra Vinashin khi chỉ có 6 tháng nữa là đại hội đảng toàn quốc. Và lố bịch thay Uỷ Ban Kiểm Tra vừa làm xong chưa báo cáo Bộ Chính Trị, chưa có kết luận cuối cùng thì Trương Tấn Sang đã cho Hải (thư ký của anh Sang) gởi ngay thông tin cho tổng biên tập các báo lớn, rồi trực tiếp gọi điện thoại cho họ yêu cầu phải đưa lên báo trước ngày 13/7/2010 nhằm gây áp lực trước cuộc họp Bộ Chính Trị nghe Ủy Ban Kiểm Tra báo cáo. Tôi tìm hiểu được biết Trương Tấn Sang đã kết với chủ nhiệm Uỷ Ban Kiểm Tra Nguyễn Văn Chi để “thần tốc” dựng Vinashin đánh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Họ thỏa thuận nhau “Sang lên, Chi ở lại thêm khoá nữa”. Ngày 31/7/2010 Bộ Chính Trị đã họp và có kết luận về vụ Vinashin rất rõ ràng và hoàn toàn khác với nội hàm các bài báo mà Trương Tấn Sang đã chỉ đạo.
Đ/c Tổng Bí thư xem như vậy có vi phạm nguyên tắc đảng không? Có phải cách hành xử của đảng ta không? Và Trương Tấn Sang có biến công cụ của đảng, biến công luận thành công cụ riêng của mình không ?
Trước đại hội tôi có đọc được thư của ông Trần Đức Quế, một cán bộ tham gia từ kháng chiến chống thực dân Pháp: Nêu việc Đặng Thành Tâm (Tân Tạo) dùng tiền đi vận động Trương Tấn Sang làm Tổng Bí thư và dư luận Hà Nội càng xôn xao với những cái tên như Hùng Ken, Thắng Mượt, những doanh nghiệp giàu có nhưng rất xã hội đen là đệ tử của Trương Tấn Sang đang tung tiền để chạy ghế cho Trương Tấn Sang. Những ngày qua ông ta lập mạng Quan làm báo theo quan điểm Trung Quốc để bôi xấu Thủ tướng làm xấu danh Chính phủ thì đẹp gì cho Đảng ta hả đ/c Tổng bí thư. Trương Tấn Sang tuyên bố phải loại Nguyễn Tấn Dũng. Anh ta có quyền vậy sao hay là cậy vào kẻ thù bên ngoài mà ngang dọc như vậy ?
Chuyện về Trương Tấn Sang đánh chính phủ còn dài dài, nhưng chỉ cần xem như vậy cũng đã rõ rồi. Tôi không phải là hoạ sĩ nhưng những gì đã nêu có thể là một bức tranh phác hoạ sắc nét về Trương Tấn Sang, với tất cả bản chất rất đê tiện, cơ hội và hèn mọn. Một con người như vậy có thể là đảng viên cộng sản không? Tôi đề nghị đ/c Tổng Bí thư phải thật nghiêm túc.
Khi xem xét Trương Tấn Sang phải thấy rõ 2 điều : Thứ nhất là bản chất rất cơ hội luôn mưu mô hại người khác vì quyền lợi cá nhân ,sẵn sàng vu khống để hại đ/c mình . Tôi rất lo sau lưng 4 Sang là địch, chúng đang xây dựng 4 Sang lên để lật đổ chế độ như chúng đã làm với Liên Xô. Thứ hai là đạo đức suy đồi thông qua những vụ việc khi ở TP. Hồ Chí Minh và hành vi gần đây.
Là Tổng bí thư đ/c phải dám quyết, loại bỏ cái xấu, bảo vệ người tốt, quang minh đ/c nhé.
Chào đ/c.

Trần Minh Hồ (Hà Nội)

Ủy viên BCT Trương Tấn Sang và Cú lừa Dân Chủ thế kỷ

Có thật ở Việt Nam đang có một phong trào dân chủ không?

Dám khẳng định một câu chắc chắn 100% là không! Mà đây chỉ là một “phong trào tư lợi và háo danh” của các nhóm lợi ích theo ý đồ của Tư Sang, bởi ý chính sau:

Tư Sang cùng lúc bắt tay với 01 nhóm miền Bắc, 02 nhóm miền Nam để phục vụ mưu đồ của mình:

- Miền Bắc là nhóm “Sĩ phu Bắc hà” háo danh xung quanh Nguyễn Quang A, Chu Hảo, Tương Lai IDS, … Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn Bauxite,… Basàm Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Viết Đào, Nguyễn Xuân Diện, Huỳnh Ngọc Chênh…
Một số thành viên tập đoàn lừa đảo trơ trẽn rẻ tiền mang tên “nhóm 72”
- Miền Nam bắt đầu là nhóm Nguyễn Hữu Hiền, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức thậm chí với cả Nguyễn Sĩ Bình (Đảng DCVN) nhưng âm mưu bị vỡ lở từ trong trứng trước đại hội XI, sau đó Tư Sang tiếp tục đưa Lê Thăng Long ra phát động Phong Trào Con Đường Việt Nam.!

- Chị em cảm tử nhà họ Đặng: Đặng Thị Hoàng Yến, Đặng Thành TâmĐặng Hoàng Phượng.
Nhân dân, những người yêu Nhân Quyền, tranh đấu cho Nhân Quyền chân chính, tranh đấu cho Dân Chủ đích thực, cả các tổ chức Nhân Quyền như Human Right Watch, RSF…  đã bị 2 nhóm này lừa một cách ngoạn mục bởi đầu mối bịp bợm chính là Tư Sang!
Các nhóm miền Nam

- Chị em cảm tử nhà họ Đặng
 
Đặng Thị Hoàng Yến - Trương Tấn Sang
Chuyện quan hệ giữa chị em nhà họ Đặng và Trương Tấn Sang thì nhân dân đã qua rõ qua hàng loạt các thông tin xác thực, chúng tôi vắn tắt một số thông tin: Năm 1998, Tâm-Yến là chủ mưu chính trong vụ án chiếm đoạt bí mật nhà nước xảy ra tại ngân hàng An Bình với các bằng chứng xác thực nhưng sau khi leo lên Trưởng ban kinh tế TW, Tư Sang đã can thiệp thô bạo để chị em nhà này được miễn truy tố hình sự, thậm chí Yến còn được Tư Sang chỉ đạo tay chân cấp “hộ chiếu công vụ” để Yến tự do xuất cảnh sang Mỹ làm việc với quan thầy. Trong thời gian Yến tỵ nạn, Tâm ở nhà đã tung hết tiền bạc để o bế, chạy các cửa để Tư Sang trèo lên chức Thường trực Ban Bí thư (2006). Khi đi Yến xác xơ, không một xu dính túi, 5 năm sau (2007), Yến được Mỹ gửi gấm lại cho Tư Sang với hàng trăm triệu USD trong tay. Tư Sang vừa bồ bịch với Yến vừa có tiền vừa có tình, trong mối quan hệ bất chính này, Tư Sang đã tạo mọi điều kiện để Tâm-Yến xây dựng đế chế Tân Tạo bằng các dự án bất động sản khổng lồ tại quê nhà Long An. 
Đặng Thành Tâm trở nên
nửa điên nửa tỉnh, không
dám hó hé gì ở QH
Không những thế, để tạo vây cánh vững chắc cho mình, Tư Sang đã nâng đỡ để Tâm-Yến leo vào Quốc hội, chính thức bắt đầu cuộc cờ chính trị cho phe nhóm Phiêu-Sang-Yến-Tâm. Âm mưu này quá lộ liễu, kết quả là Yến bị mấy ông già Cựu chiến binh, Người cao tuổi “đá bay” khỏi Quốc hội (2011). Nhận thấy đây là thời điểm cần đánh trận cuối cùng, Tư Sang đã quyết định chỉ đạo cho Yến làm “quân cảm tử”: Quay về Mỹ lập Quan làm báo (5/2012) với sự tư vấn của thầy dùi Trần Đình Triển bằng chiến thuật “nội công ngoại kích” để hạ gục bằng được đối thủ là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong Hội nghị Trung ương 6 bằng mọi giá, nhưng âm mưu này cũng bị bại lộ, Yến đang phải trốn chui nhủi ở Mỹ không dám về nước, Tâm thì trở nên “lành như cục đất”, nửa điên nửa tỉnh không dám hó hé gì ở Quốc hội. Hiện nay, Quan làm báo và Tư Sang đang rất lúng túng trước Hội nghị TW7?!

Nhóm Nguyễn Hữu Hiền – Trần Huỳnh Duy Thức – Lê Công Định

Tư Sang đã thông qua anh em bạn rể là Nguyễn Hữu Hiền (Nguyên Trung tâm Công nghệ phần mềm TP HCM - SSP tại 123 Trương Định, TP HCM), Hiền còn được Trương Tấn Sang viết thư tay giới thiệu làm Cục trưởng tại Bộ Bưu chính Viễn thông, thư này vẫn còn được lưu trữ tại Bộ TTTT. 
Nguyễn Hữu Hiền - anh em bạn rể của Trương Tấn Sang
Một điều ít người biết Nguyễn Hữu Hiền là một bậc thầy về tâm linh, bùa chú, các việc làm lớn, ngày giờ xuất hành, đặt phong thuỷ nhà ở, nơi làm việc của Tư Sang đều do Hiền lo.  Khi Tư Sang đặt vấn đề, Nguyễn Hữu Hiền đã nghĩ ngay đến Trần Huỳnh Duy Thức (Tổng giám đốc Công ty Cổ phần internet Một Kết Nối, thành viên của SSP), sau khi mồi chài cho Thức các thông tin về tâm linh, thậm chí cho Thức thấy rồng bay ngũ sắc, bài thơ “Chấn lạc hồng” cũng do Hiền thiết kế theo phong cách tâm linh để Thức chắc mẫm mình là minh tinh, thủ tướng tương lai chứ không phải ai khác.
Bài thơ phong thủy Hiền sử dụng làm mồi nhử Trần Huỳnh Duy Thức
Trần Huỳnh Duy Thức
Rơi vào bẫy của Hiền, Trần Huỳnh Duy Thức đã bắt tay với Lê Công Định, Nguyễn Sỹ Bình, Nguyễn Tiến Trung để lập blog “Change we need”, tung các tư liệu được Tư Sang chỉ đạo cho Hiền chế biến để bôi đen Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhằm triệt hạ Thủ tướng trong Đại hội 11. Lê Công Định, Nguyễn Sĩ Bình, Nguyễn Tiến Trung thì mơ mơ màng màng vội vàng thành lập “Đảng lao động”, “Đảng xã hội” với thành phần nội các để chuẩn bị cho hậu Đại hội 11 dự kiến tổ chức vào 2010 khi Tư Sang trở thành “Boris Yeltsin của Việt Nam” theo lời hứa hẹn của Nguyễn Hữu Hiền. 
 
Tuy nhiên, một điều Tư Sang không ngờ Trần Huỳnh Duy Thức lại bắt tay với Nguyễn Sĩ Bình, chính là 1 tình báo an ninh của Tổng cục 5, Bộ Công an. Mọi động tĩnh của nhóm này đều được Bình thông tri cho phía Công an, cuộc cờ đổ bể nhanh chóng, lần lượt Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long… bị bắt, nhanh chóng nhận tội và xin khoan hồng. Biên bản nhận tội của Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung có đề cập trực tiếp đến sự chỉ đạo của Nguyễn Hữu Hiền và Trương Tấn Sang. Việc này Tư Sang theo sát các chân rết của mình trong Bộ Công an (Nguyễn Khánh Toàn, Vũ Hải Triều, Nguyễn Thanh Bình PGD CA TP HCM) nên chỉ đạo Hiền nhanh chóng phi tang các chứng cứ liên quan, đổ tất cả tội lỗi lên đầu Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Công Định, Tư Sang cũng tạo áp lực trong vụ này nên Hiền được miễn truy tố hình sự mà chỉ bị cho về vườn. Tuy nhiên, trong cuộc họp Bộ Chính trị về vụ án này, Tư Sang cũng phải “nhận khuyết điểm là đã thiếu cảnh giác, bị thế lực thù địch lợi dụng”!?.

Con bài Lê Thăng Long và Con đường
Việt Nam của Tư Sang trở nên vô dụng!
Tháng 6/2012, Tư Sang đã can thiệp để Lê Thăng Long ra tù sớm và chỉ đạo Long thành lập “Phong trào con đường Việt Nam” để phục vụ Hội nghị trung ương 6  nhằm phế truất Nguyễn Tấn Dũng, nhưng một lần nữa, âm mưu này lại bất thành. Tháng 2/2013, Lê Công Định tiếp tục được Tư Sang tạo áp lực để ra tù sớm với âm mưu phục vụ Hội nghị TW7 sắp đến nhưng Định chưa dám có hoạt động gì vì đang bị quản chế chặt chẽ. 
 
 Nhóm “Sĩ phu Bắc hà”

Tháng 7/ 2009, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành Quyết định 97 nhằm hạn chế các tổ chức khoa học công nghệ tự do, lúc đó viện IDS vẫn còn khả năng hoạt động, nhưng vì sao họ lại tuyên bố giải tán IDS và rút lui vào hoạt động bí mật??? 
 
Nguyễn Quang A
Tháng 9/2009, Nguyễn Quang A và Chu Hảo tuyên bố giải tán viện IDS đề về đầu quân, làm quân sư trí thức cửa sau cho Tư Sang (tài liệu của các đảng viên lão thành cách mạng đã biết rõ việc hợp tác này của viện IDS), Trương Tấn Sang luôn tiếp họ tại nhà và chiêu dụ họ để tập họp những “trí thức gai góc”, loại trí thức bất mãn, dùng cả công luận và công cụ của đảng để tấn công Nguyễn Tấn Dũng, nhằm tranh chiếc ghế Tổng Bí Thư cho Trương Tấn Sang. Một thành viên IDS khoe rằng: “anh Tư Sang nói mọi việc không có gì quan trọng, các anh (IDS) cứ hoạt động”. Trương Tấn Sang còn đến tận nhà thăm Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và nhiều vị lão thành chỉ vì muốn vuốt ve lấy thêm “uy tín” và sự ủng hộ cho kế hoạch của mình, tuy nhiên âm mưu làm Tổng bí thư tại Đại hội 11 bất thành, khi đó chưa thành lập nhóm 72.! 
 
Chu Hảo
Bước qua hội nghị trung ương 6, nhóm này tăng cường lực lượng công khai thành lập cái gọi là nhóm 72 nhân sĩ – trí thức (chủ mưu là Nguyễn Quang A, Chu Hảo, Tương Lai, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Xuân Diện,…), nhưng lại cố giữ bí mật trước công luận là không đứng về phe Trương Tấn Sang để triệt hạ Nguyễn Tấn Dũng, lợi dụng sự “khù khờ” của nhân dân để ra sức bịp bợm, khoác lác trên RFI, RFA, BBC là “trí thức phát động phong trào dân chủ”, là nhóm cộng sản trung thực đấu tranh trước cộng sản xấu, đấu tranh vì Dân Chủ và Tự Do.

Trong suốt từ năm 2009 đến nay, IDS cũ và nhóm 72 hiện nay đã liên tục móc nối với các báo đài như RFA, RFI, BBC để tạo dư luận triệt hạ Nguyễn Tấn Dũng. Có thể thấy Trương Tấn Sang đã rất thành công trong việc âm thầm sử dụng RFI, RFA, BBC và các báo hải ngoại như là một hệ thống loa tuyên vận cho Trương Tấn Sang hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng, thông qua các thông tin tài chính kinh tế và “tranh đấu Dân Chủ”.
 
Nguyễn Hữu Vinh
Thông qua hoạt động hổ trợ cho tư Sang tấn công phe Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng, vô tình Nguyễn Hữu Vinh chủ nhân Anhbasam được tổ chức HRW động lòng trắc ẩn trao cho cái giải thưởng Hellman-Hammett Grants, rồi sau đó nhóm này đã vận động sân sau để Huỳnh Ngọc Chênh được tổ chức ký giả không biên giới RSF trao thêm giải thưởng Netizen nhằm tạo thêm “thanh thế” cho nhóm 72.
 
Sau khi nhận giải Netizen, Huỳnh
Ngọc Chênh trở thành trò cười cho
cư dân mạng
Trương Tấn Sang có bề dày lịch sử hợp tác với Hán tặc Trung Quốc, thế mà nhóm 72 này lại vạch ra kế hoạch “Yêu Nước biểu tình chống Trung Quốc”, tạo điều kiện để phe Nguyễn Tấn Dũng bắt bớ các nhà bất đồng chính kiến, gây thêm sự bất bình trong nhân dân để dễ bề triệt hạ. Tư Sang đã giải thích điều này khi gặp Tập Cận Bình ngày 21/12/2011, Tập Cận Bình cũng hứa hẹn tạo áp lực để Đảng cộng sản đưa Tư Sang lên nắm chức Tổng bí thư tại Hội nghị trung ương 6 nhưng rồi thất hứa vì bận rộn với việc ổn định vững chắc ghế Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư của mình.
 
Có thể thấy Tư Sang đang tận dụng mọi “nguồn lực” cho “trận chiến cuối cùng” này, được ăn cả, ngã về không. Hội nghị trung ương 7 sắp tới là cơ hội cuối cùng mà Tư Sang có thể hạ bệ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng.
 
Lam Việt
 

Thử tả chân một trong 'tứ trụ': Ông Trương Tấn Sang

Tết Kỷ Mùi, hầu hết cán bộ nhân viên nông trường Phạm Văn Hai về vui Xuân với gia đình, dãy lán lợp lá dừa nước của Ban giám đốc trên bờ kinh vắng hoe.
Trương Tấn Sang, nguyên Giám đốc nông trường Phạm Văn Hai
Giám đốc nông trường ốm nhom, mặt dài ngoằng, hai má hóp, đen sạm đang lên cơn sốt rét, vẫn chống gậy lò dò đi kiểm tra và chúc tết các nông trường viên. Đó chính là hình ảnh mà tôi còn nhớ về Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tức Tư Sang, ba mươi bốn năm trước.

Trước đó 8 năm, Trương Tấn Sang bị chính quyền Sài Gòn bắt giam ở nhà tù Phú Quốc. Không hiểu sao trong tiểu sử, Trương Tấn Sang ghi hoạt động trong phong trào sinh viên học sinh, và du kích mật mà lại bị giam ở Phú Quốc, nơi chính quyền Việt Nam cộng hòa dành riêng cho tù binh chính quy? Ông được trao trả năm1973, sau Hiệp định Paris, về công tác ởT73 Ban thống nhất Trung ương, sau giải phóng làm cán bộ Ban khai hoang thành phố Hồ Chí Minh và được bổ nhiệm làm Giám đốc nông trường Phạm Văn Hai năm 1979.


Nông trường Phạm Văn Hai ngày ấy, cùng 5 nông trường khác sở hữu 1.500 hec-ta đất chua phèn vùng ven Sài Gòn, bạt ngàn năn lác, sú vẹt, nhung nhúc đỉa đói, muỗi mòng, rắn rết và còn nhiều bom, đạn chưa kịp nổ trong chiến tranh.

Mấy ngàn nông trường viên của nông trường Phạm Văn Hai tuổi trên dưới hai mươi xuất thân đủ mọi thành phần, con em lao động, con em tư sản, con em sĩ quan binh lính chế độ cũ, học sinh sinh viên, cao bồi du đãng, đĩ điếm... Họ sống theo kiểu bầy đàn trong những dãy lán bên dòng kinh chua phèn sủi bọt, tập làm quen cái xẻng, cái leng, ăn bo bo thay gạo, tập gỡ hoa cỏ may trên ống quần loa, tập khóc, tập cười, dấn thân để khám phá bản thân mình, phấn đấu trở thành con người trong xã hội mới.

Giám đốc Trương Tấn Sang là hiện thân của con người mới đó. Anh không ngồi chỉ tay năm ngón mà hòa mình với mọi người, từ việc cầm leng, cầm xẻng khai hoang, đến bữa ăn bo bo trên bờ kinh nắng cháy da, và những đêm bập bùng lửa trại hát đi hát lại bài ca “Tự nguyện”, “Con kinh ta đào”, “Khúc hát người đi khai hoang”...

Suốt 3 năm Trương Tấn Sang đã dấn thân, để từ đó bước lên những nấc thang quyền lực.

Ông trở thành Bí thư huyện ủy Bình Chánh, Phó giám đốc Sở nông nghiệp, Phó chủ tịch, Chủ tịch, rồi Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian 12 năm, nhưng phải trừ đi 2 năm đi học trường đảng Nguyễn Ái Quốc, để có tấm bằng lý luận chính chị cao cấp mà bất kỳ người lãnh đạo nào của Việt Nam cũng phải có. Đó là những bước nhảy ngoạn mục đối với một chàng trai quê Long An học chưa đến đầu đến đũa và không có gốc gác bự như ông! Người ta nói Trương Tấn Sang được người đồng hương Võ Trần Chí, nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đỡ đầu, nhưng đó chỉ là lời đồn.

Trương Tấn Sang sinh năm 1949, nhưng cầm tinh con chuột, vì theo âm lịch, ông sinh ngày 21 tháng Chạp năm Mậu Tý, cái tuổi của những người không ngại khó khăn quyết đạt được mục đích bằng mọi giá. Ông có khuôn mặt vuông, hai gò má cao như hai chóp núi, hòa hợp với cái mũi sư tử màu da đen sạm, đó là tướng cách của người làm quan, nhiều thủ đoạn, khéo giấu mình, ít bộc lộ suy cảm, thật giả khó lường, quân tử, tiểu nhân lẫn lộn.

Thời gian Trương Tấn Sang làm Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh không lâu, ông để lại ấn tượng khá tốt bằng việc quyết tâm cải tạo con kinh Nhiêu Lộc tù đọng bao nhiêu năm, là hình ảnh đen tối nhất về ô nhiễm môi trường ở Sài Gòn. Khi ông ra Trung ương công trình ấy trầy trật, tốn kém, nhiều tai tiếng về quản lý kinh phí đến nay chưa thực sự hoàn thành, đó không phải là lỗi của ông mà là của những người thừa kế sau này.

Không hiểu ông Trương Tấn Sang có khi nào nghĩ lại, mình đã quá mạnh tay trong vụ án Epco-Minh Phụng? Nhiều người nói rằng ngày ấy, ông đã quá tin Năm Hồng, Viện trưởng Viện kiểm sát thành phố; Tư Tạo, Trưởng ban tư tưởng Thành ủy, giết chết một doanh nhân trẻ có tâm thiện như Tăng Minh Phụng?

Khi Tư Tạo, Năm Hồng trơ mặt thật, cũng là lúc vụ án Năm Cam hất một vết chàm vào chiếc mũ ô sa của Trương Tấn Sang, rồi những đơn tố cáo, và một nghi án chính trị ma mị bùng nhùng nguy hiểm như con dao găm dấu trong tay áo !

Đấy là cú va đập lớn nhất trong đời quan nghiệp của Trương Tấn Sang, mà mới đây ông đã lấy làm ví dụ để nói với các cử tri Quận 4 thành phố Hồ Chí Minh, về sự trù dập và quyết không sợ trù dập: “Cá nhân chúng tôi trong quá trình làm cách mạng cũng từng bị trù dập. Họ dùng công cụ là không cho mình lên chức lên lương!”.

Quả thật, với khuyết điểm liên quan đến vụ án Năm Cam và công tác cán bộ, mà ông chỉ bị cảnh cáo thì nhằm nhò gì? Chả phải ông Trần Xuân Bách, đang làm Thường trực Ban Bí thư, chẳng hề công bố khuyết điểm gì mà bị cách hết mọi chức vụ đó sao?

Ông Trương Tấn Sang là một hiện tượng cá biệt, trái quy luật, vì mặc dù bị cảnh cáo nhưng lại lên chức, từ Trưởng ban Kinh tế lên Thường trực Ban bí thư Trung ương đảng, rồi lên Chủ tịch nước.

Do có tài năng đức độ Trương Tấn Sang bột phát chăng? Muốn trả lời câu hỏi đó chỉ cần nhìn vào những gương mặt như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng đủ hiểu!

Trong nhiệm kỳ Đại hội X, Ban kinh tế Trung ương và Ban Nội chính giải thể, dành cho chính phủ vừa hoạch định kinh tế, luật pháp vĩ mô, vừa điều hành hai chính sách đó. Thủ tướng được trao quyền lực quá lớn lại không có biện pháp chế tài, giao quyền nhưng không quản lý được quyền lực, để xảy ra nhiều bất cập, đẩy nền kinh tế xuống dốc không phanh, phe phái phát sinh, tham những trầm trọng, xã hội rối ren, khiến lòng dân vốn không ưa càng oán ghét.

Để sảy ra những tiêu cực như một đống rác ấy trách nhiệm chính do Tổng bí thư Nông Đức Mạnh suốt hai nhiệm kỳ IX, X làm TBT, và với cương vị Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang không phải vô can.

Nhưng Nông Đức Mạnh thỉ nhổ đít về vườn cưới vợ trẻ, còn Trương Tấn Sang hình như né tránh điều đó. Ngược lại ông trở thành người phán xét. Ông không phán xét tất cả mà xoáy sâu vào vấn đề nổi cộm nhất là tham những. Đó là sách lược cực kỳ khôn ngoan bởi tham nhũng là vấn đề nhạy cảm nhất, làm lòng dân đang sôi sục, và mục tiêu được xác định rõ nhất.

Ông Trương Tấn Sang nói: “ Tham nhũng đang là một vấn nạn nghiêm trọng, ban đầu chỉ là một bộ phạn, sau đó là một bộ phận không nhỏ, bây giờ có đồng chí nói là một tập đoàn!?

Ông Trương Tấn Sang dùng lối nói ẩn dụ giàu hình ảnh, tạo ấn tượng rất mạnh: “Trước đây chỉ có một con sâu làm rầu nổi canh, nay thì có nhiều con sâu lắm! Nghe mả thấy xấu hổ! Không nhẽ cứ để hoài như vậy? Mai kia người ta nói bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được? Một con sâu đã nguy, một bầy sâu là chết cái đất nước này!”(Phát biểu với cử chi Quận , thành phố Hồ Chí Minh 7-5-2012)

Ông Trương Tấn Sang mỉa mai: “Cử tri nói thẳng với tôi, một số cán bộ ăn hối lộ cũng ăn vừa phải thôi, ăn hết như thế thì còn đâu nhân dân ăn?” .

Chủ tịch Trương Tấn Sang thừa nhận tham nhũng không còn là hiện tượng cá biệt, mà là phổ biến, và ông xác định tham nhũng là đại họa.

Từ trước đến nay, đảng chỉ khoe thành công, giờ một lãnh đạo cấp cao vạch cái xấu ra, moi cái xấu từ trong ruột moi ra, xả bớt ấm ức lòng dân, như bôi thuốc mỡ vào vết thương đang bỏng rát, như chọc kim cho bung cái u nhọt đang nhức mủ! Nhân dân dương mắt nhìn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, kỳ vọng vào ngọn cờ chống tham nhũng, chờ ông như một Bao Công tuốt thượng phương bảo kiếm sáng lóa diệt hết bọn quan tham như diệt sâu bọ.

Nhưng ông Trương Tấn Sang không làm được gì cả.

Ông cũng như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ chính trị, và cả Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, với ba kỳ hội nghị liên tiếp, đã hoàn toàn thất bại trong việc làm trong sạch đảng. Không tìm ra được “một bộ phân không nhỏ” suy giảm lý tưởng, thoái hóa, biến chất trong đạo đức lối sống có nguy cơ làm suy vong chế độ, không tìm được nhóm lợi ích trong bộ máy công quyền, không bắt được một con sâu nào trong cả một bầy sâu, dù trước đó ông Sang nói: “Dễ ẹt, không cần đại học, trẻ con cấp 1 cũng biết!”.

Tại sao vậy?

Cái gì đã che lấp tầm nhìn của ông Trương Tấn Sang cũng như các vị lãnh đạo khác?

Xin nói thẳng là chẳng ai che được, và chẳng ai dám che mắt các vị cả. Các vi nhìn thấy hết, không chỉ hình hài mà cả ruột gan phèo phổi nhau, đến dây mơ rễ má quấn quýt, như nhìn thấy từng con sâu núp trong từng kẽ lá. Các vị không cần phải mị dân như Trương Tấn Sang nói: “Toàn dân ta có 90 triệu người, tức 180 triệu con mắt để giám sát thì chắc chắn chuẩn xác, thông minh hơn và có thể nhìn thấy mọi điều, mọi nơi mọi chỗ” (Trả lời Tuổi trẻ Online 26-11-2012). Không cần van vỉ nhân dân: “Bà con làm ơn làm phước mạnh dạn, thẳng thắn chỉ ra kẻ tham nhũng, suy thoái biến chất trong một bộ phân có chức quyền!? (Gặp cử tri thành phố Hổ Chí Minh).

Chống tham những hay chống bất kỳ một hành động xấu xa nào, phải công minh chính đại, xuất phát từ cái tâm trong sáng, vì lợi ích của nhân dân. Chống tham những kiểu “Người muốn tham nhũng chưa tham nhũng được chống người đã tham nhũng” thì thất bại, càng thất bại cay đắng hơn khi lợi dụng chống tham nhũng để dằn mặt nhau, dành chức quyền.

Nghị quyết trung ương 4, ghi một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất, vậy phải kỷ luật ai đây? Theo điều lệ đảng, thì trước hết phải kỷ luật nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, kế đến Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang, rồi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Văn Chi, nguyên trưởng ban kiểm tra, Tô Huy Rứa nguyên trưởng ban tư tưởng. Các vị là những người lãnh đạo cao nhất của đảng, trực tiếp giám, mà đề đảng viên sa đọa như vậy dứt phải bị xử lý kỷ luật trước, đó chính là quy định của đảng. Đằng này lại đổ trách nhiệm đó cho tập thể, tách cá nhân mình ra, trở thành một người vô can đi phán xét người khác thì làm sao tâm phục khẩu phục được. Nghe nói khi khi kiểm điểm có nhiều Ủy viên Trung ương đã thẳng thắn nêu vấn đề đó, và ông Trương Tấn Sang đề nghị không tiến hành bỏ phiếu nữa nhưng hội nghị vẫn bỏ phiếu và kết quả 74% không kỷ luật đồng chí X. Điều đó lý giải tại sao Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trượng Tấn Sang xuống giọng, trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đắc thắng, đầy tự mãn và tươi rói như khiêu khích.

Ông Trương Tấn Sang dám đánh cược cả sinh mệnh chính trị của mình vào cuộc chống tham nhũng. Ông nói: “ Khi thấy mình nhu nhược, thì tôi sẽ làm đơn xin nghỉ, thậm chí về quê, trả lại nhà cho đảng, Nhà tôi nhỏ thôi, chỉ 51 mét vuông, khi về hưu tôi sẽ không lấy một mét đất nào”.

Ô hay, sao lại chỉ có 51 mét vuông ? Và sao lại trả nhà cho đảng? Lẽ ra trước khi nói như vậy, ông Trương Tấn Sang phải nhìn trước ngó sau? Bởi vì như ông đã nói “dân biết hết, biết từng ngõ ngách”. Và ông không nên đòi trả nhà cho đảng. Bởi cái căn hộ 51 số 17- Thạch Thị Thanh đó ông được cấp khi còn làm giám đốc nông trường Phạm Văn Hai, nay sổ đỏ đứng tên riêng của gia đình ông rồi, trả cho ai? Làm gì ai có quyền nhận nữa?

Căn nhà của ông, cũng như những căn biết thự hàng trăm mét vuông các cán bộ đảng, nhà nước đang ở, hoặc đã bán hàng ngàn cây vàng, không phải nhà của đảng mà là mồ hôi, xương máu của dân đấy.

Ông có biết bao nhiêu cán bộ chiến sĩ đã hy sinh khi vượt qua cầu Rạch Chiếc để vào giải phóng Sài Gòn không? Nhà cửa cũng như tài sản ông cũng như những cán bộ khác đang sở hữu là của dân, phải trả lại dân chứ đâu phải trả lại đảng như ông nói?

Cuộc chống tham nhũng rõ ràng là không thành công, nhưng ông Trương Tấn Sang không làm đơn xin nghỉ như ông nói, ngược lại ông hô hào toàn dân chống tham nhũng giúp ông. Ông bảo: “Nếu bà con không tin chính quyền địa phương hoặc phát hiện tham nhũng nhưng không có ai giải quyết thì gửi thẳng đơn cho chúng tôi”. Người dân sợ chống tham nhũng bị trả thù, ông cảnh tỉnh: “Chúng tôi hiểu tình hình trù úm người tố cáo là rất ghê gớm. Nhưng vì sợ bị trù úm mà chúng ta không tố cáo thì đất nước này sẽ thế nào ? Người ta có thể trả thủ một người, một nhóm người nhưng không thể trả thù cả dân tộc này!”. Ông hồ hào, động viên, khuyến khích người dân nói thẳng, nói thật để xây dựng Đảng, nhưng chính ông đâu có dám nói thẳng nói thật? Ông vẫn gọi là đồng chí X. kia mà?

Người dân lúc đầu hào hứng nghe Trương Tấn Sang nói bao nhiêu giờ chán bấy nhiêu. Nhưng không hiểu sao ông Trương Tấn Sang vẫn nói.

Một câu nói rất nổi tiếng của ông mới đây thôi làm xôn xao trong và ngoài nước: “Nếu vì cái ghế của mình đang ngồi thì chế độ sẽ suy vong!”.

Vâng, đúng thế!

Nhưng ông Trương Tấn Sang lại không chỉ cho mọi người xem hình thù cái ghế đó thế nào? Ai muốn bám riết lấy cái ghế đó lảm chế dộ suy vong? Phải nói thẳng rằng, từ các vị lãnh đạo cao nhất của đảng cộng sản Việt Nam trở xuống chẳng ai muốn rời cái ghế của mình cả, ngược lại còn dành giật nhau, dùng mọi thủ đoạn giữ chiếc ghế của mình, con con cháu mình. Thử hỏi theo triết lý của ông chế độ có tồn tại?

Tôi nói thật lòng như vậy, bởi ông Trương Tấn Sang khuyến khích phải nói thật.

Ông nói: “Tôi muốn nghe sự thật chứ không mất thì giờ để nghe những lời hoa mỹ, không đúng sự thật” (Tuổi trẻ Online)

Ông Trương Tấn Sang nói: “Cuộc sống đang diễn ra như thế nào thì cần nói đúng như thế. Phản ảnh của báo chí cũng là những điều nóng bỏng của cuộc sống, là sự thật, chứ không có ý làm phức tạp thêm”.

Ông Trương Tấn sang lại nói: “Phải hiểu lòng dân đang muốn gì ở đảng và nhà nước, ở các nhà lãnh đạo đất nước, ở hiện tại và tương lai của đất nước!” (Tuổi Trẻ Online 26-12-2012).

Thưa Chủ tịch, dân muốn đảng nói chung ông nói riêng là hãy hành động, đừng nói những lời hoa mỹ nữa. Nói hay, nói đúng, nhưng không làm được gì để rồi thiên hạ cho là chỉ “đánh giặc mồm”, “võ mồm” hay chỉ “làm bằng cái miệng” mà thôi. Hãy chỉ đúng mặt đặt đúng tên người xấu và kẻ thù của dân tộc, đừng tránh trớ kiểu đồng chí X, đồng chí Y, nhóm Z, tránh né gọi tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam là tàu lạ, cắt cáp ngầm là “không may ghe giã cào làm đứt cáp”, hãy gọi đúng yên bọn xâm lược Trung Quốc khi nhắc đến cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, chứ không gọi gọi là bọn côn đồ, hoặc bọn phẩn động bên kia biên giới...

Khi trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ, ông Trương Tấn Sang tỏ ra rất khách quan, tôn trọng dư luận, dù là “khó nghe mấy cũng cần phải nghe” và sẵn sàng bỏ qua nếu dư luận đó không chính xác. Ông nói: “Đừng bỏ qua dư luận nào, nếu dư luận đúng thì phải xử lý, dư luận sai phải thanh minh cho rõ ràng”.

Nhưng khi thăm Bộ quốc phòng, phát biểu với các tướng lĩnh và sĩ quan quân đội ông lại phân ra hai loại phê bình, và chỉ trích rất gay gắt. Ông nói: “ Có loại phê bình xây dựng, và loại phê bình không xây dựng, thậm chí là phá hoại, không phải ai, lúc nào cũng phân biệt được sự phê bình xây dựng với phê bình phá hoại, và trong lúc trắng đen chưa rõ ràng thì dư luận dễ đi lạc hướng, những thiện chí bị lợi dụng, đầu độc bầu không khí chính trị đất nước”.

Ông kết tội loại “ .phê bình phá hoại” là: “Khoét sâu những yếu kém trong lãnh đạo đất nước, hoặc những khuyết điểm, sai phạm của một số cán bộ để gây phân tâm trong dư luận xã hội, và ở chừng mực nào đó họ đã đạt được những kết quả nhất định làm cho xã hội trở nên bất ổn hơn”.

Ngày 2-9-2012, trong bài trên báo Tuổi trẻ, khi nói về cán bộ đảng viên, ông Trương Tấn Sang điểm mặt: “Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ rình rập mọi sơ hở để chống đối , để chọc gậy bánh xe, thâm chí sể cõng rắn cán gà nhà”.

Câu thành ngữ “cõng rắn cắn gà nhà” để chỉ bọn bán nước, như người ta nói. “Vua Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà rước voi giày mả tổ”. Chỉ có bọn quyền cao chức trọng, nắm vận mạng quốc gia mới có thể bán nước, nhân dân không thể làm cái việc tày đình ấy.

Nhưng vừa qua khi nói chuyện với quân đội nhân ngày 22-12-1012, ông Trương Tấn Sang lại nói: “Có những trang mạng xã hội còn gây nghi ngờ trong nhân dân về chủ trương đối ngoại của đảng và nhà nước ta, thậm chí họ còn vu cáo xuyên tạc rằng đảng ta bán rẻ đất nước”. Và ông khẳng định: “Đảng và nhà nước ta không bao giờ bán nước cho thế lực bên ngoài như những kẻ xấu vu cáo”.

Hình như tính nhất quán của Chù tịch Trương Tấn Sang có vấn đề. Tôi không bình luận, xin bạn đọc thư suy nghĩ xem có phải chính ông vu cáo rồi ông lại bảo kẽ xấu vu cáo không?

Trong khi tham dự Hội nghị APEC ở Vladivostok, Liên Bang Nga, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã cam kết với chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào: “Tăng cường tin cậy về chính trị, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam, Trung Quốc” và “Không để vấn đề biển Đông làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hết sức quan trọng đó” (nguồn VnExpress 8-9-2012).

Ông Trương Tấn Sang cảnh tỉnh quân đội: “ Nếu chúng ta không ý thức đúng mức những lo lắng của cộng đồng và bị những tư tưởng độc hại chi phối, sẽ bị dao động vế ý chí, thậm chí bất mãn, ngả theo kẻ xấu, trở thành công cụ cho bất kỳ kẻ nào thừa cơ đứng lên khoác áo nghĩa hiệp đưa đất nước đến chỗ hỗn loạn”.

Tôi nguyên là một sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam cảm thấy bị xúc phạm, bởi đâu phải mình ngu dốt đến mức nghe theo “bất kỳ kẻ nào thừa cơ đứng lên khoác áo nghĩa hiệp đưa đất nước đến chỗ hỗn loạn!”. Không hiểu các vị tướng lĩnh và sĩ quan quân đội cũng như đồng đội đang tại ngũ có ý nghĩ đó không?

Viết đến đây bỗng nhớ mấy câu thơ và nản lòng không muốn viết thêm nữa:

Mới biết trông nhau là thế thế !
Trăm năm trăm tuổi một chữ thằng
Khi cười khi khóc khi than thở!
Muốn bỏ văn chương học võ biền!

Minh Diện

Kết luận thanh tra Đà nẵng: Âm mưu nhằm giữ ghế của Nguyễn Xuân Phúc

Tôi vẫn còn trong tay bài viết về Nguyễn Bá Thanh và vụ thanh tra Đà Nẵng. Phải nói rằng bài viết khá chính xác. Tôi muốn nói quan điểm của mình về vụ này (sau đây xin gọi là “Vụ Đà Nẵng”).
Nguyễn Xuân Phúc

Ở đây có 2 vế cần đặt ra:

Thứ nhất: là việc giảm 10% tiền thuê đất cho những cá nhân và đơn vị nộp tiền thuê đất một lần. Sai hay đúng?
Năm 2000 tại nghị định 38/2000 NĐ-CP Chính phủ cho phép giảm 20% nếu nộp một lần tiền thuê đất. Qui định này là hợp lý. Thử nêu 1 ví dụ như sau: Công ty A – có diện tích đất phải nộp tiền thuê đất trong 50 năm là 50 tỉ. Nếu nộp hàng năm thì mỗi năm chỉ thu 1 tỉ và phãi 50 năm mới thu hết. Nếu thu 1 lần được 50 tỉ, lãi suất chỉ cần 8%/năm (hiện tại là 14,5%) thì 50 năm sẽ là 400% nghĩa là sau 50 năm số tiền này sinh lãi bằng 200 tỉ. Điều đó chứng minh nghị định của Chính phủ là cách huy động tài chính tốt, nên làm. Không hiểu vì sao năm 2004 lại huỷ bỏ. Tuy nhiên Chính phủ vẫn cho Đà Nẵng hỗ trợ lãi suất cho nhà đầu tư (Quyết định 13/2006 QĐ-TTg). Do đó việc Đà Nẵng quyết định giảm tiền thuê đất 10% nếu nộp một lần là vận dụng từ nhưng lẽ nói trên.

Tuy nhiên nếu cứ coi như Đà Nẵng sai về việc thực hiện việc giảm tiền thuê đất, thì cái sai này dẫn đến hậu quả gì? Đà Nẵng giảm 10% trong tình hình khó khăn nhưng đã thu được gần 30.000 tỉ. Nếu tính từ 2006 đến nay là 6 năm và theo lãi suất tiền gửi thì 30 nghìn tỉ đã sinh ra thêm 1.800 tỉ. So với con số mà thanh tra nói thất thu gần 3.000 tỉ thì rõ ràng là có lợi lớn lớn hơn là nhờ có khoản thu đó mà hạ tầng được xây dựng, Thành phố khang trang và kinh tế phát triển. Phải chăng đây là “xé rào” theo kiểu nói của của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt hoặc có thể coi là cách đột phá rất thông minh. Tôi nghĩ rằng nếu minh bạch thì chuyển 10% giảm này thành hỗ trợ lãi suất thì không còn chuyện sai và nếu nói sai mà lợi có cho dân, cho nước thì nên khuyến khích giống như khoản 10 của ông Kim Ngọc ngày xưa.

Điều thứ hai: thanh tra dùng vào giá đất nào để kết luận Đà Nẵng gây thất thoát?

Theo qui định của Thủ tướng chỉ có giá đất của Chính phủ là giá sàn (do Bộ tài chính tham mưu) và giá đất do Chủ tịch UBND Thành phố qui định lá giá áp dụng cho các dự án ở địa phương. Theo tôi biết không còn giá nào khác. Chủ tịch UBND Thà nh phố Đà Nẵng có quyền quyết định giá đất và giá đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá đất do hội đồng thẩm định giá đất tham mưu đề xuất. Nên hiểu rằng hội đồng chỉ có quyền thẩm định đề xuất chứ hội đồng không có quyền ban hành giá đất.

Vậy thanh tra chính phủ lại lấy ý kiến của hội đồng thẩm định đề xuất để làm giá và kết luận là có thất thu là đúng hay sai. Như vậy là thanh tra dựa vào cái chưa có để đối chiếu với giá được qui định cũng có nghĩa là công nhận cái hư vô để phủ nhận cái chính thống, là biến cái chưa thành “luật” để đưa vào “luật” phải không ?

Về giá đất phải thấy rõ rằng với đất được xây 100% diện tích và chỉ vài trăm mét vuông ở đường phố sẽ cao hơn nhiều so với những dự án mà mật độ xây dựng chỉ 50% thậm chí 20-30%. Do đó việc thanh tra lấy giá cao của những lô đất ở mặt tiền phố và chỉ vài trăm mét vuông để so sánh với giá đất dự án có cảnh quan môi trường là một cách áp dụng máy móc, phi kinh tế và không thể chấp nhận được. Chỉ xin nêu 2 điều trên mới thấy kết luận thanh tra là quá khiêng cưỡng và cần xem xét lại.

* * *

Tôi là một cán bộ của Đà Nẵng đã 60 năm theo Đảng, tôi hiểu rõ Đà Nẵng. Từ khi anh Nguyễn Bá Thanh lên làm Chủ tịch rồi Bí thư đã có nhiều đột phá và đưa từ một thành phố nghèo trở thành một thành phố là điểm sáng. Tôi nhớ rằng Bộ chính trị đã đánh giá Đà Nẵng có cách làm mới, sáng tạo. Vậy thì phải xem xét Đà Nẵng theo tinh thần đó.

Tôi nhất trí ý kiến của các đ/c lão thành rằng đây là âm mưu nhằm giữ ghế vị thế số một (UV Bộ chính trị là người miền Trung) của Nguyễn Xuân Phúc. Trung ương, Bộ chính trị đừng mắc mưu này và cần nhìn đúng bản chất, đúng sự thật. Đừng để vụ này tạo cớ cho chuyện mất đoàn kết nội bộ./.

Lê Hoành Sơn
(Đà Nẵng)

(Dân luận)